Celer Network là giải pháp Layer-2, cung cấp các ứng dụng blockchain có giá cả phải chăng, an toàn và có tốc độ nhanh trên các blockchain khác nhau như Ethereum và Polkadot. CELR là tên và mã cho token gốc của dự án.
Kiến trúc cốt lõi của dự án phụ thuộc vào ba thành phần: cOS, khung phát triển chính; cRoute, hệ thống định tuyến hoàn toàn phi tập trung được cấu thành từ nhiều chuỗi và lớp cho phép tăng năng suất hoạt động; và cChannel, lớp dưới cùng của mạng cho phép giao dịch liền mạch trong hệ sinh thái. Là một nền tảng Layer-2 đích thực, khía cạnh bảo mật của Celer dựa vào blockchain Layer-1.
Một trong những tính năng quan trọng của hệ sinh thái Celer là Layer2.finance, nhằm giải quyết các thách thức lớn nhất của DeFi để cung cấp cho người dùng khả năng tiếp cận dễ dàng và phí giao dịch thấp hơn đáng kể. Ngoài ra còn có một cầu nối tài sản liên tầng, đa chuỗi là cBridge, cho phép chuyển giao giá trị Any-to-Any, không cần sự tin tưởng giữa hai bên và diễn ra tức thì trong và qua các chuỗi Layer-2 của Ethereum với mức phí rẻ. Nền tảng mã nguồn mở của Celer, với các bộ SDK đầy đủ và phí thuê thấp, cho phép nhà phát triển xây dựng nhanh và thử nghiệm với các dự án.
Ba thành phần được kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên thành phần gọi là "cEconomy", cụ thể như sau:
- Mạng State Guardian (SGN): Người dùng có thể stake CELR trong Mạng State Guardian để thực hiện một số hoạt động quản trị nhất định.
- Cam kết bằng chứng thanh khoản (PoLC): CELR có thể được sử dụng để duy trì pool thanh khoản trong cam kết bằng chứng thanh khoản, một quy trình đào coin ảo.
- Đấu giá hỗ trợ thanh khoản (LiBA): Cho phép nhà cung cấp dịch vụ ngoài chuỗi tăng thanh khoản thông qua gọi vốn cộng đồng.
Các token CELR cũng có thể được sử dụng để thanh toán dịch vụ và phí giao dịch cho các dịch vụ ngoài chuỗi. Vào ngày 7/7/2019, Mạng Celer đã ra mắt chuỗi chính alpha là Cygnus, sau này là Mạng State Channel tổng quát đầu tiên.
Nền tảng kết hợp State Channel và Layer-2 Rollup để cho phép nhiều ứng dụng khác nhau hoạt động như DeFi (layer2.finance), thanh toán vi mô và chơi game. Bên cạnh mạng chính alpha, Celer đã cho ra mắt thành công hai mạng thử nghiệm: Centauri với cWallet vào tháng 10 năm 2018 và Sirius với CelerX trong tháng 2 năm 2019.
CELR có nguồn cung tối đa là 10 tỷ token. Celer đã tiến hành ba vòng bán token:
- Vào tháng 4 năm 2018, một đợt bán hạt giống đã được tiến hành, trong đó 11,5% tổng nguồn cung đã được bán ở mức giá khoảng 0,0065 USD mỗi token.
- Vào tháng 8 năm 2018, 15,5% nguồn cung đã được bán trong một đợt bán riêng tư với mức giá 0,0150 USD mỗi token.
- Vào tháng 3 năm 2019, 6% nguồn cung token đã được bán thông qua launchpad của Binance với mức giá 0,0067 USD.
Mô hình kinh tế của CELR là một hệ thống staking mang đến tính bảo mật, thanh khoản và kết nối liền mạch cho nền tảng. Giá CELR thường phụ thuộc vào hiệu suất của nền tảng và số lượng CELR được stake. Các đối tác góp vốn cũng tác động tới tỷ giá của CELR.
Đội ngũ của mạng Celer bao gồm Mo Dong, Junda Liu, Xiaozhou Li và Qingkai Liang. Mo Dong đã lấy bằng Tiến sĩ về khoa học máy tính và đảm nhận các vai trò kỹ thuật trong các công ty khác nhau trước khi thành lập Mạng Celer và CelerX.
Liang là nhà đồng sáng lập còn lại của CelerX đã hoàn thành bằng Tiến sĩ về học máy và mạng máy tính. Junda Liu với bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực mạng lưới máy tính đã đảm nhận vai trò kỹ sư tại Google trong hơn sáu năm.
Celer đã hình thành quan hệ đối tác với những tên tuổi nổi tiếng như Polkadot, StarkWare và Automata cũng như các đối tác chiến lược như Pantera, DHVC, Stable, BlockVC, Matrix, Fenbushi Capital v.v.
Bạn có thể mua CELR từ sàn giao dịch OKX. OKX cung cấp cặp giao dịch CELR/USDT.
Trước khi bắt đầu giao dịch với OKX, bạn cần tạo tài khoản. Sau đó, để giao dịch CELR/USDT, hãy click "Basic trading" (Giao dịch cơ bản) dưới mục "Trade" (Giao dịch) ở thanh điều hướng trên cùng.
Nếu không sở hữu USDT, bạn có thể mua USDT bằng tiền pháp định ưa thích của mình trước khi đổi lấy CELR trong cổng giao dịch.