Bài viết

USDC là gì? Giải thích về stablecoin được hỗ trợ bởi tiền pháp định

Với tên gọi trước đây là USD Coin, USDC đã thành công khẳng định vị thế là một trong những stablecoin được ưa chuộng trong không gian tiền mã hóa. Mặc dù ra mắt muộn hơn bốn năm so với USDT, đối thủ stablecoin lớn nhất của USDC, USDTUSDC vẫn thường được so sánh với nhau cho đến ngày nay. Trong khi stablecoin của Tether (USDT) có vốn hóa thị trường lớn nhất thì USDC của Circle mang đến giải pháp thay thế hấp dẫn nhờ vào danh tiếng ổn định, luôn sẵn sàng cũng như cung cấp tỷ giá quy đổi 1:1 sang USD.

Bạn có tò mò về sự so sánh giữa USDC với đối thủ cạnh tranh cũng như cách USDC trở thành một trong số các stablecoin tốt nhất? Từ nguồn gốc hình thành cho đến vị trí hiện tại trong không gian stablecoin, đây là mọi điều bạn cần biết về USDC.

USDC là gì?

USDC là một loại stablecoin kỹ thuật số được neo với USD và được hỗ trợ bằng tiền pháp định. Ra mắt vào năm 2018, USDC được thiết kế để duy trì tỷ giá 1:1 với USD. Mục đích của stablecoin USDC là cung cấp cho người dùng phiên bản kỹ thuật số của tiền pháp định đồng thời tận dụng lợi ích của công nghệ blockchain.

Ai đứng đằng sau Circle?

Nhiều người đam mê tiền mã hóa biết đến Circle Internet Financial Limited với vai trò là công ty quản lý stablecoin USDC. Tuy nhiên, nguồn gốc công ty còn vượt xa sự nổi tiếng của USDC. Được thành lập vào năm 2013 bởi Jeremy Allaire và Sean Neville, Circle khởi đầu là một công ty công nghệ thanh toán P2P. Khi đó, Circle đã có tầm nhìn dẫn dắt về sự thay đổi đáng kể trong cách chúng ta sử dụng tiền trên khắp thế giới, với sự trợ giúp của USD kỹ thuật số.

Sau nhiều vòng gọi vốn từ các tổ chức tài chính nổi tiếng như Goldman Sachs và việc được cấp phép BitLicense từ cơ quan quản lý, Circle đã nỗ lực củng cố uy tín của mình dưới vai trò là công ty tiền mã hóa phù hợp cho bất kỳ tổ chức tài chính nào muốn giao dịch với Bitcoin và công nghệ blockchain. Cho đến năm 2019, nền tảng thanh toán di động Circle Pay của Circle hoạt động như một phương thức để người dùng nắm giữ, gửi và nhận tiền pháp định.

Sau khi ngừng dịch vụ Circle Pay và bán nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số của mình, Circle đặt mục tiêu cách mạng hóa thanh toán kỹ thuật số bằng cách tạo ra USDC, thứ mà tất cả chúng ta hiện nay đều quen thuộc. Vào tháng 9 năm 2018, Circle thành lập liên minh với Coinbase Global và đặt tên là Center.

USDC hoạt động như thế nào?

Dù tỷ giá quy đổi 1 đổi 1 với USD đã được quảng cáo là điểm thu hút nhất của USDC, nhưng bạn cần hiểu rõ hơn về cách hoạt động của token này. Nhờ việc neo vào USD, bất kỳ ai cũng có thể quy đổi USD kỹ thuật số của USDC để lấy USD bất cứ lúc nào.

Hiểu về mức cố định tỷ giá của USDC đổi 1 USD

Nói tóm lại, mức cố định này ngụ ý rằng đối với mỗi USDC đang lưu hành, sẽ có một lượng USD tương đương được dự trữ. Việc thế chấp này mang lại cảm giác an toàn vì giá trị của USDC được gắn trực tiếp với USD, loại tiền pháp định được lưu hành và chấp nhận rộng rãi.

Theo Circle, Dự trữ của USDC được kiểm toán hằng năm và các báo cáo kiểm toán này được gửi công khai đến Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Báo cáo kiểm toán công khai là một phần trong kế hoạch của Circle để cuối cùng trở thành công ty niêm yết công khai trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE).

Kể từ ngày 9 tháng 11 năm 2023, cấu trúc dự trữ của USDC bao gồm:

  • 24,1 tỷ USDC hiện đang được lưu hành, trong khi 24,2 tỷ USD hiện được giữ trong kho dự trữ của Circle.

  • Trong số 24,2 tỷ USD dự trữ, Quỹ Dự Trữ Circle chiếm 22,9 tỷ USD. 1,3 tỷ USD còn lại là tiền mặt tại các ngân hàng dự trữ. Quỹ Dự Trữ Circle là quỹ thị trường tiền tệ của chính phủ đã đăng ký với SEC. Quỹ bao gồm danh mục đầu tư trái phiếu Mỹ ngắn hạn, hợp đồng mua lại trái phiếu Mỹ qua đêm và tiền mặt.

Do thế chấp quá mức USDC, Circle có thể tuyên bố rằng USDC được đảm bảo bởi giá trị tài sản USD tương đương, được dự trữ vì lợi ích của người nắm giữ USDC. Phần tiền mặt dự trữ của USDC được giữ tại các tổ chức tài chính được quản lý, trong khi danh mục đầu tư của Quỹ Dự Trữ Circle được lưu giữ tại Ngân hàng New York Mellon, tổ chức tài chính do BlackRock quản lý.

Stablecoin, ví dụ như USDC, có thể ứng dụng trong những trường hợp nào?

Sau khi hiểu được nền tảng của Circle và cơ cấu tỷ giá cố định của USDC, dưới đây là một số trường hợp sử dụng hằng ngày của USDC.

On-ramping và off-ramping

Bạn muốn tham gia và rời khỏi thế giới tiền mã hóa theo ý muốn? Đó là lúc stablecoin xuất hiện. Stablecoin về cơ bản đóng vai trò là cầu nối giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung. Chúng cho phép những người đam mê tiền mã hóa giao dịch tiền pháp định lấy tài sản kỹ thuật số và ngược lại. Nhờ các stablecoin như USDC, nhà giao dịch tiền mã hóa có thể dễ dàng chuyển đổi tiền pháp định thành tiền kỹ thuật số theo ý muốn.

Thanh khoản đối với giao dịch chủ động

Nếu bạn là nhà giao dịch tiền mã hóa đang tích cực tăng cường lợi nhuận và số lượng vị thế hiện có, bạn có thể cần đến tính thanh khoản mà các loại stablecoin lớn cung cấp. Với khối lượng giao dịch 24 giờ đạt khoảng 11 tỷ USD trên OKX, USDC cung cấp đủ thanh khoản để phục vụ nhà giao dịch tiền mã hóa khi họ cần quyền truy cập vào tài sản trong lúc giao dịch.

Kiếm thêm bonus

Bạn có biết rằng mình có thể kiếm thêm lợi nhuận trong khi thụ động chờ đợi cơ hội giao dịch phù hợp? Với những sản phẩm như Simple Earn, bạn có thể kiếm thêm phần thưởng khi cố gắng mua giá thấp hoặc tích trữ tiền của mình để giao dịch dài hạn.

Từ việc gia tăng tài sản thụ động với Simple Earn đến kiếm thưởng vì đã kiên nhẫn nắm giữ, OKX Earn giúp bạn nhận nhiều hơn mỗi ngày, trong một không gian đáng tin cậy.

Điều gì quyết định một stablecoin tốt?

Trước khi đi sâu vào việc USDC nổi bật như thế nào so với đối thủ, trước tiên chúng ta phải hiểu điều gì tạo nên một stablecoin tốt. Ở cấp độ cơ bản, các stablecoin tốt nhất phải mang lại sự minh bạch cho dự trữ tài sản của mình. Trong kỷ nguyên tiền mã hóa sau giai đoạn FTX sụp đổ, sự rõ ràng về yếu tố hỗ trợ các stablecoin kỹ thuật số này sẽ đặc biệt hữu ích trong việc thu hút các nhà giao dịch tiền mã hóa thận trọng, những người có thể nghi ngờ về những gì đang đẩy giá trị của stablecoin.

Ngoài ra, một stablecoin tốt có khối lượng giao dịch cao. Điều này mang lại cho các nhà giao dịch tiền mã hóa tính thanh khoản mà họ cần khi tham gia và thoát giao dịch khi sử dụng stablecoin làm Phương tiện giao dịch thanh khoản.

Yếu tố cuối cùng tạo nên sức mạnh của stablecoin là tính sẵn có. Điều cuối cùng bạn muốn là bị giới hạn khi giao dịch với stablecoin vì một cặp giao dịch giao ngay nhất định không có sẵn trên sàn giao dịch mà bạn đang giao dịch.

USDC khác biệt như thế nào với các stablecoin đối thủ

Đặt niềm tin của nhà giao dịch vào USD

So với các stablecoin không được thế chấp hoặc các loại được hỗ trợ bởi tiền mã hóa, tính ổn định được hỗ trợ bằng tiền pháp định của USDC cung cấp cho người dùng sự lưu trữ giá trị đáng tin cậy hơn. Sự ổn định này trở nên đặc biệt quan trọng trong thời kỳ biến động cao trên thị trường tiền mã hóa. Ở đây, các vấn đề như niềm tin vào stablecoin có thể là sự khác biệt giữa khả năng rút tiền hàng loạt của ngân hàng và việc trở thành pháo đài sức mạnh cho các nhà giao dịch trong thời kỳ biến động.

Tuân thủ quy định và khuôn khổ hiện hành

Môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng trong thị trường stablecoin và USDC đã tự định vị mình là một người chơi tuân thủ. USDC tuân thủ các tiêu chuẩn quy định nghiêm ngặt, phù hợp với quy định tài chính để đảm bảo tính hợp pháp và độ tin cậy. Sự tuân thủ này bổ sung thêm một lớp bảo mật cho người dùng và doanh nghiệp liên quan đến giao dịch USDC. Bằng cách tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý như SEC, Circle có vị thế tốt hơn để giải quyết những thách thức pháp lý một cách hiệu quả hơn, giúp xây dựng niềm tin lâu dài cho người dùng.

Minh bạch thông qua việc kiểm toán thường xuyên

Theo Circle, tính minh bạch là nền tảng của hệ sinh thái USDC. Nhờ các qui trình kiểm toán công khai thường xuyên của các công ty bên thứ ba có uy tín, bất kỳ ai cũng có thể tham khảo các quy trình kiểm toán này và xác minh sự tồn tại của khoản dự trữ của USDC. Như vậy sẽ xác nhận rằng tỷ giá 1 đổi 1 với USD đang được đảm bảo. Với thông tin được hiển thị trên trang web của Circle, về cơ bản, người dùng có thể theo dõi mọi token USDC từ lúc phát hành và xác minh dự trữ USD tương ứng. Sự minh bạch này cuối cùng sẽ tạo dựng thêm niềm tin và đảm bảo USDC stablecoin hoạt động minh bạch.

Quan hệ đối tác và sự chấp nhận rộng rãi

Việc USDC được chấp nhận rộng rãi vào cuối năm 2023 là một minh chứng cho độ tin cậy của đồng này. Dựa theo Hệ sinh thái USDC của Circle, nhiều nền tảng trực tuyến và tổ chức tài chính đã tích hợp USDC vào hệ sinh thái của họ, cung cấp cho người dùng nhiều cách để khám phá cách sử dụng USDC. Nhìn chung, việc USDC được chấp nhận rộng rãi hơn sẽ góp phần tăng tính thanh khoản và tiện ích của mình. Người dùng có thể giao dịch liền mạch với USDC trong nhiều ngành khác nhau, từ thương mại điện tử đến tài chính phi tập trung, đẩy mạnh đề xuất giá trị tổng thể của stablecoin.

Lời kết và các bước tiếp theo

Với bối cảnh tiền mã hóa đang phát triển nhanh chóng, ngày càng có nhiều nhà giao dịch tiền mã hóa tham gia vào cuộc cạnh tranh và tìm kiếm những loại stablecoin tốt nhất để chuyển đổi từ các loại tiền pháp định của mình. Với sự tập trung của USDC vào tính minh bạch, độ lan tỏa áp dụng rộng rãi và tỷ giá USD được hỗ trợ bằng tiền pháp định, nhiều người coi đây là đối thủ hàng đầu trong số tất cả các stablecoin trong không gian tiền mã hóa.

Từ việc làm nổi bật thông tin cơ bản của Circle đến việc giải thích tỷ giá 1 đổi 1 với USD, chúng tôi hy vọng hướng dẫn về USDC sẽ hữu ích.

Nếu bạn quan tâm, hãy ghé xem so sánh trực tiếp USDC so với USDT , nơi chúng tôi thảo luận về việc vị thế dẫn đầu thị trường của Tether chịu áp lực như thế nào trước sự phổ biến ngày càng tăng của USDC của Circle.

Bạn muốn đổi USDT của mình lấy USDC? Giao dịch Cặp giao ngay USDC/USDT của chúng tôi và thực hiện chuyển đổi ngay hôm nay.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Bài viết này có thể chứa nội dung về các sản phẩm không có sẵn ở khu vực của bạn. Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung, không thừa nhận trách nhiệm/trách nhiệm pháp lý nào đối với các sai sót hoặc thiếu sót được trình bày ở đây. Bài viết này thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả chứ không thể hiện quan điểm của OKX. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp bất kỳ lời khuyên nào, bao gồm nhưng không giới hạn ở (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, trong đó có stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao, biến động lớn và thậm chí có thể trở thành vô giá trị. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Các tính năng của OKX Web3, kể cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX, đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2023 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2023 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2023 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm