Top 5 nền tảng giao dịch tiền mã hóa dành cho tổ chức năm 2024

Khi tiền mã hóa ngày càng phổ biến trên thị trường, các tổ chức ngày càng muốn đầu tư vào loại tài sản mới này. Ngoài nhà giao dịch cá nhân, các tổ chức như quỹ phòng ngừa rủi ro, văn phòng gia đình, quỹ lương hưu và nhà quản lý tài sản hiện đang tích cực giao dịch tiền mã hóa và xây dựng tài sản kỹ thuật số thành một danh mục đầu tư đa dạng. Để làm được như vậy, các tổ chức có thể sử dụng nền tảng giao dịch phù hợp với yêu cầu cụ thể của mình.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về khái niệm nền tảng giao dịch tiền mã hóa dành cho tổ chức và tìm hiểu một số nền tảng giao dịch tiền mã hóa dành cho tổ chức hàng đầu.

Nền tảng giao dịch tiền mã hóa dành cho tổ chức là gì?

Hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa đều hướng đến nhà giao dịch cá nhân, đối tượng người dùng cốt lõi của họ. Với cơ sở hạ tầng thị trường ổn định, khung pháp lý rõ ràng hơn và sự phát triển gần đây của các sản phẩm dành cho tổ chức (ETF giao ngay), nhiều tổ chức đã bắt đầu nhận thấy tiềm năng tăng trưởng dài hạn của blockchain và tiền mã hóa. So với nhu cầu của nhà giao dịch cá nhân, các tổ chức thường ưu tiên sàn giao dịch được thiết kế để xử lý các hoạt động giao dịch quy mô lớn.

Cụ thể hơn, các nền tảng giao dịch tiền mã hóa dành cho tổ chức tập trung cung cấp khả năng tiếp cận thanh khoản sâu, công cụ giao dịch tiên tiến và giao diện lập trình ứng dụng nhanh (API). Một đặc điểm quan trọng khác mà các tổ chức thường tìm kiếm là giao dịch OTC cho phép giao dịch quy mô lớn với giá ưu đãi, tránh mức trượt giá cao.

Nền tảng dành cho tổ chức khác với sàn giao dịch thông thường như thế nào?

Trước tiên, các nền tảng dành cho tổ chức được tạo ra để xử lý khối lượng giao dịch lớn. Nhà giao dịch tổ chức thường đặt lệnh trị giá tổng cộng hàng triệu đô-la, khiến một số nền tảng chủ yếu dành cho người dùng cá nhân có thể phải chật vật để xử lý. Vì vậy, nền tảng dành cho tổ chức có tính thanh khoản cao với chênh lệch thấp, cho phép người dùng thực hiện giao dịch mà không lo trượt giá.

Tiếp theo, nhiều nền tảng dành cho tổ chức cung cấp các khoản phí khác nhau và có lợi cho khách hàng, so với phí cá nhân thông thường. Vì nhà giao dịch tổ chức giao dịch số lượng lớn nên sàn giao dịch này khuyến khích họ giao dịch nhiều hơn. Một số sàn giao dịch thậm chí còn ưu đãi hoàn phí để cung cấp thanh khoản.

Các tổ chức cũng được cung cấp tốc độ thực hiện giao dịch nhanh hơn, hỗ trợ API, khoản vay lãi suất thấp, và những sản phẩm khác được xây dựng dành riêng cho họ. Cuối cùng, các sàn giao dịch cũng có thể cung cấp các tính năng bảo mật khác nhau và dịch vụ lưu ký tuân thủ theo các yêu cầu pháp lý của từng khu vực pháp lý.

Các nền tảng giao dịch tiền mã hóa dành cho tổ chức hàng đầu

Sàn OKX

Một trong những sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu thế giới, Sàn OKX là lựa chọn ưa thích của nhiều người dùng tổ chức. OKX cung cấp chương trình market maker, nơi người dùng có thể nhận được mức phí ưu đãi để tạo thanh khoản trên thị trường thông qua sổ lệnh. Với hiệu suất nhanh, bảo mật mạnh mẽ và độ tin cậy cao, OKX là một trong những lựa chọn tốt nhất đối với tổ chức.

Những tính năng chính

  • Với khối lượng giao dịch hằng ngày đạt đỉnh $106 tỷ, OKX là một trong những nền tảng giao dịch tiền mã hóa lớn nhất với tính thanh khoản sâu. Nhà giao dịch cũng có thể truy cập mạng thanh khoản theo yêu cầu của chúng tôi với nhiều nhà môi giới. Nhà giao dịch có thể giao dịch ngay OTC giao ngay, spread hợp đồng tương lai và chiến lược quyền chọn mà không ảnh hưởng đến sổ lệnh.

  • Sàn giao dịch này được biết đến với độ tin cậy cao, với thời gian hoạt động liên tục (99,99%), dẫn đầu toàn ngành.

  • Phí maker thấp nhất là 0%. Chúng tôi cung cấp cơ cấu phí theo bậc trong đó, phí thấp hơn đối với nhà giao dịch có khối lượng giao dịch lớn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề này bằng cách đọc bài viết khám phá phí giao dịch trong tab “VIP Loan” (Cho vay VIP).

  • Hiệu suất cao, cung cấp cho khách hàng kết nối API trong 5 mili giây và 400.000 yêu cầu mỗi giây khi khớp lệnh. Độ trễ trung bình chỉ ở mức 3 mili giây.

  • Proof of reserves theo tỷ lệ 1:1 và lịch sử chưa từng bị tấn công bảo mật.

  • Truy cập mở rộng vào các thị trường tiền mã hóa. OKX cung cấp hơn 350 token, 730 cặp giao ngay, 280 công cụ phái sinh và 1.000 công cụ quyền chọn.

  • Tiếp cận thuật toán nâng cao và các loại lệnh trên nền tảng.

  • Khoản vay lãi suất thấp dành riêng cho nhà giao dịch tổ chức.

  • Hợp tác với các đơn vị lưu ký có quy định để cung cấp các giải pháp lưu ký an toàn, với các thỏa thuận phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và được hợp lý hóa.

Coinbase Institutional

Coinbase Institutional là nền tảng được một số nhà quản lý tài sản lớn nhất trong ngành sử dụng. Coinbase nổi tiếng là một nền tảng đáng tin cậy và an toàn trong không gian tiền mã hóa, với sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường. Giao thức này cung cấp dịch vụ giao dịch tiền mã hóa, lưu ký và thông tin chuyên sâu về nghiên cứu đối với tổ chức. Tuy nhiên, Coinbase cho người dùng tiếp cận ít tài sản và cặp giao dịch hơn so với các nền tảng khác.

Những tính năng chính

  • Tiếp cận hơn 240 tài sản và hơn 500 cặp giao dịch.

  • Trình định tuyến lệnh thông minh thực hiện giao dịch trên nhiều sàn giao dịch, tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn.

  • Nhà giao dịch tổ chức có thể được tiếp cận giao dịch cho vay và ký quỹ.

  • Lưu ký Coinbase cung cấp dịch vụ lưu ký vault (kho bạc) phù hợp với các nhu cầu pháp lý, quy định và tuân thủ của khách hàng.

  • Nền tảng staking không lưu ký cho hơn 25 mạng.

Binance Institution

Là một sàn giao dịch tiền mã hóa phổ biến khác, Binance cũng có cho mình nền tảng dành cho tổ chức nhiều tính năng. Binance định vị mình như một nền tảng cung cấp chương trình VIP cho nhà giao dịch khối lượng lớn, tập trung nhiều hơn vào những tính năng không dành cho người dùng thông thường.

Những tính năng chính

  • Người dùng được tiếp cận dịch vụ giao dịch OTC của Binance với mức chênh lệch cạnh tranh và các chiến lược giao dịch thuật toán.

  • Có sẵn tài khoản phụ để phân chia các giao dịch. Người dùng cũng có thể chọn kết hợp ký quỹ trên các tài khoản.

  • Hoàn phí lên tới 0,01% đối với tổ chức cung cấp thanh khoản cho sàn giao dịch.

  • Dịch vụ vay được cung cấp với các thỏa thuận cho vay theo yêu cầu riêng.

Bybit Institution

Bybit cung cấp các tùy chọn giao dịch theo yêu cầu riêng cho nhà giao dịch tổ chức. Sàn giao dịch này ưu tiên mức phí thấp và tính thanh khoản cao, đồng thời đã nổi tiếng với độ tin cậy và bảo mật mạnh mẽ.

Những tính năng chính

  • Cung cấp thanh khoản sâu.

  • Phí lên tới -0,005% đối với market maker cung cấp thanh khoản và không tính phí trên các cặp giao dịch stablecoin.

  • Quyền truy cập API ưu tiên dành cho nhà giao dịch tổ chức.

  • Giao dịch khối cộng tác với Paradigm.

  • Khoản vay tổ chức với đòn bẩy lên đến 5x.

  • Trang thông tin để kiểm soát và quản lý tất cả giao dịch một cách thuận tiện giữa các tài khoản phụ.

Gemini Institution

Ra mắt vào năm 2014, Gemini là một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa hoạt động lâu đời nhất và có một đợt phát hành cho tổ chức. Tuy nhiên, sàn giao dịch này không có nhiều tính năng như một số nền tảng cạnh tranh khác. Gemini Institution có các tính năng cơ bản như thị trường giao ngay và phái sinh, lưu ký và staking và dịch vụ API. Gemini tập trung nhiều vào chứng nhận và giấy phép. Nền tảng này là đơn vị lưu ký đủ điều kiện theo Luật ngân hàng New York và được cấp phép bởi Sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS).

Những tính năng chính

  • Thanh khoản sâu và chênh lệch thấp cho giao dịch lớn.

  • Nhà quản lý tài sản có thể kiểm soát các tài khoản được quản lý riêng biệt (SMA).

  • Có nhiều chứng nhận để cung cấp dịch vụ giao dịch tiền mã hóa ở Hoa Kỳ và châu Âu.

  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 được cung cấp dành riêng cho nhà giao dịch tổ chức.

Cách chọn nền tảng giao dịch tiền mã hóa cho tổ chức

Giống như đối với nhà giao dịch cá nhân, người dùng tổ chức cần hoàn tất quá trình thẩm định kỹ lưỡng trước khi chọn một nền tảng để giao dịch. Mặc dù có rất nhiều điều cần cân nhắc, hãy đọc kỹ các tính năng thiết yếu để khám phá và hiểu rõ vì sao bạn nên chọn một nền tảng giao dịch tiền mã hóa dành cho tổ chức.

Thanh khoản

Thanh khoản là một khía cạnh quan trọng cần cân nhắc khi chọn sàn giao dịch tiền mã hóa. Nếu không có nhiều tính thanh khoản, bạn có thể bị trượt giá và hiệu quả lệnh thấp. Thanh khoản cao là điều cần thiết để thực hiện các lệnh lớn mà các tổ chức thường mong muốn.

Đối với các số liệu đơn giản như khối lượng giao dịch, bạn có thể kiểm tra khối lượng giao dịch hằng ngày cho hầu hết các sàn giao dịch trên các trang phân tích như CoinMarketCap. Để tiếp cận nhiều phân tích nâng cao hơn, hãy cân nhắc liên hệ với các sàn giao dịch tương ứng để tiếp cận tính thanh khoản và chỉ số giao dịch trước đây. Các số liệu này bao gồm độ sâu thị trường, mức trượt giá và độ trễ, cung cấp hiểu biết toàn diện về động thái giao dịch.

Cặp giao dịch

Khi chọn sàn giao dịch tiền mã hóa, bạn phải cân nhắc chính sách niêm yết của chúng. Các sàn giao dịch khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau. Một số cung cấp nhiều cặp giao dịch, trong khi các sàn khác ưu tiên kiểm tra kỹ lưỡng tiền mã hóa. Hãy xem xét cả những loại tiền mã hóa bạn muốn giao dịch và chính sách niêm yết của sàn giao dịch. Sẽ có lợi khi chọn một sàn giao dịch áp dụng phương pháp thận trọng và minh bạch trong việc niêm yết. Những sàn giao dịch này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một hệ sinh thái tiền mã hóa lành mạnh, bền vững và đáng tin cậy. Bằng cách tuân theo các tiêu chí rõ ràng và toàn diện, các sàn giao dịch đảm bảo rằng chỉ những dự án chất lượng cao mới được niêm yết trên nền tảng của họ.

OTC Desk

OTC desk không quá cần thiết nhưng tiện lợi khi bạn có quyền truy cập. Các tổ chức lớn không thể đặt lệnh nếu không tác động đến sổ lệnh. Đó là lý do tại sao nhiều người chọn sử dụng OTC desk để thực hiện giao dịch ở mức giá cố định đã thỏa thuận, ngăn chặn sự biến động giá của tài sản và giảm rủi ro thực hiện. Ngoài ra, dịch vụ OTC cho phép thực hiện giao dịch riêng tư, bảo vệ chiến lược giao dịch của tổ chức khỏi sự chú ý của công chúng. Một số sàn giao dịch tiền mã hóa tổ chức cung cấp dịch vụ OTC trực tiếp trên nền tảng của họ để tăng tính đơn giản, thanh toán và thanh toán tự động.

Hiệu suất đáng tin cậy

Tiền mã hóa được giao dịch 24x7 và nhà giao dịch mong đợi điều tương tự từ các sàn giao dịch của họ. Thời gian nhàn rỗi cho một sàn giao dịch tiền mã hóa có thể đồng nghĩa với việc người dùng mất cơ hội giao dịch, đặc biệt là khách hàng tổ chức thường giao dịch với những vị thế lớn. Do đó, độ tin cậy là thế mạnh cạnh tranh chính cốt yếu đối với bất kỳ nền tảng hàng đầu nào. Tìm hiểu về lịch sử ngừng hoạt động của sàn giao dịch và đảm bảo bạn nắm được các biện pháp mà họ đã áp dụng để ngăn chặn sự cố gián đoạn.

Chi phí cạnh tranh

Sàn giao dịch tiền mã hóa hoạt động dựa trên phí maker và taker. Vì giao dịch cho tổ chức thường yêu cầu khối lượng lớn nên bạn nên tìm một sàn giao dịch có mức phí hợp lý. Ước tính các khoản phí giao dịch tiềm năng dựa trên các giao dịch bạn dự định thực hiện trong tương lai có thể hữu ích trong việc lựa chọn sàn giao dịch thu phí thấp nhất. Bằng cách này, bạn có thể gia tăng lợi nhuận khi các khoản đầu tư của bạn sinh lời.

Đồng thời, phí giao dịch thấp không phải là yếu tố duy nhất bạn cần cân nhắc. Bạn cũng nên hiểu tất cả các chi phí giao dịch khác, chẳng hạn như trượt giá, phí funding, phí nạp và rút tiền, cũng như lãi suất đòn bẩy. Spread lớn có thể nhanh chóng dẫn đến lãng phí, khiến lợi nhuận thu được từ phí giao dịch thấp trở nên không đáng kể.

Bảo mật ưu việt

Bảo mật thường là yếu tố hàng đầu mà người dùng tổ chức xem xét khi chọn một nền tảng tiền mã hóa. Thông thường, các sàn giao dịch lưu trữ tất cả tài sản rong ví lạnh. Mặc dù điều này có thể làm chậm thời gian xử lý lệnh, một số tổ chức vẫn ưu tiên lựa chọn này vì tính bảo mật cao hơn. Quan trọng là phải kiểm tra cách thức quản lý rủi ro của sàn giao dịch, lịch sử vi phạm bảo mật trước đó và cách họ xử lý các sự cố. Các yếu tố bảo mật khác mà các tổ chức quan tâm bao gồm phương thức xác thực nhiều người dùng, proof of reserves, và các biện pháp KYC/AML.

Tuân thủ quy định

Các tổ chức như văn phòng quản lý tài sản gia đình và quỹ phòng ngừa rủi ro phải tuân thủ các quy định khác nhau ở mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ. Do đó, điều quan trọng là chọn một sàn giao dịch tuân thủ theo các quy định của khu vực pháp lý mà tổ chức đang hoạt động. Để đảm bảo bạn không vi phạm bất kỳ luật lệ nào, việc tham khảo ý kiến của nhóm pháp lý là điều cần thiết.

Công cụ quản lý danh mục đầu tư

Nhiều nhà giao dịch tổ chức tìm kiếm một sàn giao dịch cung cấp các công cụ quản lý và tái cân bằng danh mục đầu tư tiện lợi. Ví dụ: bạn có thể nhanh chóng xem tổng quan về các vị thế và mức ký quỹ của mình, giúp bạn quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Một số nền tảng cũng cung cấp trang thông tin tùy chỉnh và báo cáo thuế tiện lợi.

Các tính năng nâng cao khác

Hầu hết các sàn giao dịch đều muốn tạo sự khác biệt với các tính năng độc đáo. Điều này có thể bao gồm mức ký quỹ cao cho phép bạn nắm giữ các vị thế lớn. Một tính năng phổ biến khác là các loại lệnh nâng cao như lệnh điều kiện và lệnh iceberg. Trong khi đó, một số sàn giao dịch nhất định cung cấp hỗ trợ bot gốc. Điều này cho phép các tổ chức tự động hóa giao dịch nhanh hơn nhiều vì chúng được xử lý ngay trên nền tảng, mà không cần sử dụng API.

Hỗ trợ khách hàng

Cuối cùng, cũng nên cân nhắc chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng mà một nền tảng cung cấp. Vì thị trường tiền mã hóa hoạt động 24/7 nên cần đội ngũ hỗ trợ khách hàng 24/7 để giải quyết kịp thời các sự cố. Một số sàn giao dịch cung cấp chuyên viên quản lý tài khoản dành riêng cho khách hàng tổ chức. Họ có thể hiểu rõ nhu cầu riêng của bạn và đưa ra hướng dẫn cá nhân hóa trong việc điều hướng không gian tiền mã hóa.

Lời kết

Với việc áp dụng tiền mã hóa ngày càng phổ biến trên toàn cầu, nhà giao dịch tổ chức đang ngày càng muốn sử dụng tài sản kỹ thuật số như một phương tiện mở rộng danh mục đầu tư. Chọn nền tảng phù hợp nhất để giao dịch là một trong những quyết định sớm nhất mà bạn cần đưa ra.

Nhiều nền tảng tiền mã hóa hàng đầu hiện nay, vốn chỉ dành cho giao dịch cá nhân, đã phát triển lên tầm cao mới nhằm cung cấp thêm các dịch vụ dành riêng cho tổ chức, mang đến cho tổ chức của bạn các tính năng và hỗ trợ cần thiết. Với những người dùng tổ chức thường giao dịch với các vị thế lớn hơn, việc tiếp cận dịch vụ theo yêu cầu là một lựa chọn hấp dẫn.

Các yếu tố cần xem xét trước khi lựa chọn sàn giao dịch tiền mã hóa dành cho tổ chức: Khả năng thanh khoản cao, dịch vụ OTC và phí dành riêng cho tổ chức. Như mọi khi, việc nghiên cứu độc lập là điều cần thiết trước khi bạn bắt đầu.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Bài viết này có thể chứa nội dung về các sản phẩm không có sẵn ở khu vực của bạn. Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung, không thừa nhận trách nhiệm/trách nhiệm pháp lý nào đối với các sai sót hoặc thiếu sót được trình bày ở đây. Bài viết này thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả chứ không thể hiện quan điểm của OKX. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp bất kỳ lời khuyên nào, bao gồm nhưng không giới hạn ở (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, trong đó có stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao, biến động lớn và thậm chí có thể trở thành vô giá trị. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Các tính năng của OKX Web3, kể cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX, đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2023 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2023 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2023 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm