Thuật ngữ OKX

Hãy đọc tiếp để tìm hiểu danh sách đầy đủ các thuật ngữ tiền mã hóa phổ biến mà bạn sẽ gặp.

Thuật ngữ tiền mã hóa phổ biến

  • Blockchain: Công nghệ sổ cái phân tán ghi lại thông tin giao dịch về tiền mã hóa theo thứ tự thời gian.

  • Bitcoin (BTC): Tiền kỹ thuật số phi tập trung đầu tiên được tạo ra vào năm 2009.

  • Ethereum (ETH): Ethereum là nền tảng phi tập trung dựa trên blockchain cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (DApp). Ethereum là tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới theo vốn hóa thị trường sau Bitcoin.

  • OKB: OKB là token tiện ích toàn cầu do OKX Blockchain Foundation phát hành. OKB cung cấp chiết khấu phí giao dịch trên OKX.

  • Tiền mã hóa: Tiền mã hóa là tài sản kỹ thuật số được bảo vệ bằng mật mã và hoạt động độc lập với cơ quan tập trung.

  • Tài sản kỹ thuật số: Tài sản kỹ thuật số bao gồm bất kỳ tài sản nào tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, chẳng hạn như tiền mã hóa, tác phẩm nghệ thuật số hoặc bất động sản ảo. Tài sản kỹ thuật số có thể được giao dịch hoặc chuyển nhượng dưới dạng số hóa và quyền sở hữu được ghi lại trên blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán khác.

  • : Phần mềm dùng để an toàn lưu trữ và quản lý tiền mã hóa.

  • Địa chỉ: Chuỗi ký tự và số độc nhất được sử dụng để nhận và gửi tiền mã hóa.

  • Khóa công khai: Mã bảo mật cho phép người dùng nhận tiền mã hóa.

  • Khóa riêng tư: Mã bảo mật phải được giữ bí mật nhằm bảo vệ tiền mã hóa của người dùng.

  • Khai thác (Đào coin): Quá trình tạo khối mới và xác minh giao dịch trên mạng lưới blockchain.

  • Hash: Hàm toán học được sử dụng để bảo mật blockchain bằng cách tạo ra biểu thức dữ liệu độc nhất.

  • Altcoin: Bất kỳ loại tiền mã hóa nào khác ngoài Bitcoin.

  • Token: Tài sản kỹ thuật số được tạo trên blockchain biểu thị quyền sở hữu, tiện ích hoặc tài sản.

  • Nút mạng: Máy tính trên mạng lưới blockchain xử lý và xác thực các giao dịch.

  • Phi tập trung: Phi tập trung bao gồm việc phân phối quyền kiểm soát và quản lý giữa một mạng lưới người dùng, thay vì tập trung vào một thực thể duy nhất như ngân hàng hoặc chính phủ. Điều này tạo nên hệ thống phi tập trung dành cho tiền mã hóa.

  • Hợp đồng thông minh: Hợp đồng tự thực thi các điều khoản thỏa thuận giữa người mua và người bán.

  • DApp (ứng dụng phi tập trung): Ứng dụng được xây dựng trên mạng phi tập trung sử dụng hợp đồng thông minh.

  • ICO (đợt phát hành coin đầu tiên): Một phương thức gây quỹ cộng đồng cho các dự án dựa trên blockchain.

  • FOMO (sợ bỏ lỡ): Tâm lý sợ bỏ lỡ lợi nhuận tiềm năng từ giao dịch.

  • HODL (hold thật chặt tay): Chiến lược đầu tư dài hạn để nắm giữ tài sản bất chấp biến động thị trường.

  • Vốn hóa thị trường: Tổng giá trị của một loại tiền mã hóa, được tính bằng cách nhân giá hiện tại với tổng cung lưu hành.

  • Biến động: Mức độ biến động giá của một tài sản, thường được thể hiện dưới dạng thước đo phương sai thống kê.

  • KYC/AML: KYC (xác định khách hàng của bạn) và AML (chống rửa tiền) là những yêu cầu pháp lý mà các nền tảng giao dịch phải tuân thủ. KYC và AML bao gồm xác minh danh tính của khách hàng và giám sát các giao dịch để phát hiện hoạt động đáng ngờ.

  • Tài khoản: Tài khoản được sử dụng để lưu trữ tài sản kỹ thuật số. Trên OKX, có ba loại tài khoản (tài khoản funding, giao dịch và tăng trưởng).

Thuật ngữ giao dịch phổ biến

  • Lệnh mua: Lệnh mua một tài sản cụ thể ở mức giá xác định.

  • Lệnh bán: Lệnh bán một tài sản cụ thể ở mức giá xác định.

  • Lệnh thị trường: Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán tiền mã hóa ở mức giá khả dụng tốt nhất trên thị trường hiện tại.

  • Lệnh giới hạn: Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán tiền mã hóa ở mức giá cụ thể hoặc tốt hơn.

  • Lệnh giới hạn nâng cao: Lệnh giới hạn nâng cao là một loại lệnh giới hạn bao gồm các điều kiện bổ sung (Chỉ đăng, Khớp hết hoặc huỷ bỏ, Khớp ngay hoặc huỷ bỏ).

  • Lệnh Good till cancelled (Có giá trị đến khi hủy bỏ): Lệnh có giá trị đến khi hủy bỏ vẫn ở trạng thái chờ khớp cho đến khi khớp hoặc bị hủy bởi nhà giao dịch.

  • Lệnh Post only (Chỉ đăng): Lệnh post only vào sổ lệnh với người dùng là market maker (nhà tạo lập thị trường). Nếu lệnh post only khớp với một lệnh hiện có trong khi đặt lệnh, lệnh post only đó sẽ bị hủy.

  • Lệnh Fill or kill (Khớp hết hoặc huỷ bỏ) : Lệnh fill or kill yêu cầu toàn bộ lệnh phải được thực hiện ngay lập tức, nếu không lệnh sẽ bị hủy.

  • Lệnh Immediate or cancel (Khớp ngay hoặc huỷ bỏ): Lệnh immediate or cancel phải được thực hiện ngay lập tức. Lệnh có thể khớp một phần miễn là một phần của lệnh được khớp ngay lập tức.

  • Lệnh trailing stop: Lệnh trailing stop là loại lệnh tự động thực hiện lệnh tại một điểm đã xác định trước ở trên hoặc dưới giá hiện tại.

  • Lệnh kích hoạt: Lệnh kích hoạt là lệnh cho phép nhà giao dịch đặt giá mục tiêu phải đạt được trước khi lệnh giới hạn hoặc lệnh thị trường được thực hiện.

  • Khối lượng: Khối lượng của một tài sản cụ thể được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định.

  • Spread: Spread là chênh lệch giữa giá chào mua (giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả) và giá chào bán (giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng chấp nhận). Spread hẹp cho thấy tính thanh khoản cao, trong khi spread rộng cho thấy tính thanh khoản thấp.

  • Giá chào mua: Giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả cho một loại tài sản.

  • Giá chào bán: Giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng chấp nhận cho một loại tài sản.

  • Khớp: Là hoàn thành một lệnh, một phần hoặc toàn bộ lệnh.

  • Phí giao dịch: Là phí được tính cho mỗi giao dịch, thường là tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch. Bạn có thể tìm kiếm thông tin chi tiết về phí OKX tại đây.

  • Maker: Maker là nhà giao dịch bổ sung thanh khoản cho thị trường bằng cách đặt lệnh giới hạn trong sổ lệnh. Lệnh giới hạn không khớp ngay lập tức mà đợi cho đến khi có taker khớp với chúng. Maker thường được hưởng mức phí giao dịch thấp hơn khi cung cấp thanh khoản cho thị trường.

  • Taker: Taker là nhà giao dịch loại bỏ thanh khoản khỏi thị trường bằng cách khớp với lệnh giới hạn do maker đặt trong sổ lệnh. Taker trả phí giao dịch cao hơn maker vì họ sử dụng thanh khoản từ thị trường.

  • Cặp giao dịch: Một cặp giao dịch tiền mã hóa bao gồm hai loại tiền mã hóa, chẳng hạn như BTC/USDT, trong đó BTC là đồng cơ sở và USDT là đồng định giá.

  • Giao dịch giao ngay: Giao dịch giao ngay là mua hoặc bán tiền mã hóa mà không sử dụng đòn bẩy hoặc các công cụ tài chính khác.

  • Giao dịch ký quỹ: Giao dịch ký quỹ là mua và bán tiền mã hóa sử dụng đòn bẩy và khoản vay.

  • Hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn là công cụ phái sinh cho phép nhà giao dịch dự đoán về giá tương lai của tài sản mà không thực sự sở hữu tài sản cơ sở.

  • Hợp đồng tương lai vĩnh cửu: Hợp đồng tương lai vĩnh cửu là công cụ phái sinh cho phép nhà giao dịch dự đoán về giá tương lai của tài sản mà không thực sự sở hữu tài sản cơ sở. Hợp đồng vĩnh cửu tương tự như hợp đồng kỳ hạn, ngoại trừ việc không có ngày đáo hạn và có phí funding.

  • Quyền chọn: Quyền chọn là công cụ phái sinh cho phép nhà giao dịch quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán tài sản cơ sở ở một mức giá cụ thể, được gọi là giá thực hiện, vào thời điểm hoặc trước một ngày cụ thể.

Thuật ngữ phân tích giao dịch

  • Phân tích kỹ thuật: Là việc nghiên cứu biểu đồ giá và xu hướng thị trường nhằm đưa ra dự đoán về hiệu suất của tài sản trong tương lai.

  • Chỉ báo: Tính toán thống kê dựa trên giá và/hoặc khối lượng của tài sản, được sử dụng làm công cụ phân tích kỹ thuật.

  • Mức hỗ trợ: Là mức giá mà trước đây từng có nhu cầu mua đáng kể đối với tài sản.

  • Mức kháng cự: Là mức giá mà trước đây từng có áp lực bán đáng kể đối với tài sản.

  • Xu hướng: Hướng tổng thể về chuyển động giá của một tài sản, có thể là lên, xuống hoặc đi ngang.

  • Biểu đồ nến: Là loại biểu đồ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để hiển thị biến động giá của tài sản.

  • Đường trung bình động: Là chỉ báo theo xu hướng giúp dữ liệu giá trở nên rõ ràng hơn bằng cách tính giá trung bình trong một khoảng thời gian xác định.

  • Độ sâu thị trường: Độ sâu thị trường bao gồm số lệnh mua và bán ở các mức giá khác nhau. Độ sâu thị trường có thể được sử dụng nhằm đánh giá sức mạnh thị trường, cũng như xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

  • Thanh lý: Là mức độ dễ dàng để mua hoặc bán một tài sản mà không ảnh hưởng đến giá của tài sản đó. Tính thanh khoản cao đồng nghĩa với việc có nhiều người mua và người bán, giúp dễ dàng mua hoặc bán một tài sản mà không ảnh hưởng đến giá của tài sản đó. Tính thanh khoản thấp đồng nghĩa với việc có ít người mua và người bán gây khó khăn cho việc mua hoặc bán một tài sản mà không ảnh hưởng đến giá của tài sản đó.

Thuật ngữ chiến lược giao dịch

  • Vị thế mua: Là vị thế mà nhà đầu tư nắm giữ tài sản với kỳ vọng giá của nó sẽ tăng lên.

  • Vị thế bán: Là vị thế mà nhà đầu tư bán tài sản với kỳ vọng giá của nó sẽ giảm và mua lại với giá thấp hơn.

  • Scalping: Là chiến lược giao dịch mà nhà giao dịch tìm cách kiếm lời từ những thay đổi nhỏ về giá thông qua việc mua bán thường xuyên.

  • Giao dịch swing: Là chiến lược giao dịch nắm giữ tài sản trong thời gian dài hơn, với mục tiêu thu được lợi nhuận từ biến động giá lớn hơn.

  • Giao dịch vị thế: Là chiến lược giao dịch dài hạn nắm giữ tài sản trong thời gian dài, với mục tiêu thu được lợi nhuận từ các xu hướng giá dài hạn.

  • Quản lý rủi ro: Là quy trình xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro trong quá trình giao dịch.

  • Chốt lời và dừng lỗ (TP/SL): Chốt lời và dừng lỗ là chiến lược giao dịch cho phép bạn "chốt lời" hoặc "dừng lỗ" bằng cách xác định trước các mức giá. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng TP/SL tại đây.

  • Đa dạng hóa: Phân bổ đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro tổng thể.

Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm